Thiết kế
Thiết kế không có quá nhiều thay đổi so với thế hệ W540, W550 năm trước. Máy có thiết kế màu đen, vuông vắn. Mặt trên được phủ lớp sơn nhung đặc trưng dùng ThinkPad, lớp nhung này nhìn nghiêng vẫn có ánh kim tuyến như trước nhưng được làm mịn hơn. Đỡ bám vân tay và bụi bẩn hơn. Logo Lenovo được khắc chìm ở góc phía gần bản lề thay vì logo mạ crom ở mép.
Tính năng, bảo mật
Đây là điểm quan trọng trên các dòng máy doanh nhân, kỹ thuật. P50 được bố trí bảo mật vân tay thiết kế mới, không phải quẹt tay nữa mà chỉ để ngón tay lên như trên các smartphone thế hệ mới, vân tay khá nhạy, chỉ cần đặt nhẹ lên máy sẽ tự mở vào màn hình Desktop. Các CPU trên P50 cũng được tích hợp công nghệ bảo mật Intel vPRO.
Bàn phím, touchpad, trackpoint
Trên một chiếc ThinkPad bất kỳ, thì bàn phím, touchpad, trackpoit là điều mà người dùng quan tâm nhất. Về bàn phím, vẫn là dạng chiclet xuất hiện từ 2012 với T430, W530... Bàn phím cho độ nảy tốt, phím chắc chắn, khoảng cách giữa các phím là vừa phải đối với tay người sử dụng.
Touchpad trên P50 cho cảm giác di đơn và đa điểm "Như macbook". Touchpad rộng rãi. Lenovo đã bỏ hẳn Touchpad dạng Click-pad để giúp Touchpad có được sự chắc chắn khi chạm vào. Và bố trí nút chuột trái chuột phải, kéo thả phía dưới touchpad. Đây là cải lùi nhưng theo mình đánh giá là rất tốt và là sự hoàn thiện.
Trachpoint cũng vậy, nó đã được thiết kế cao lên như các dòng cũ, làm cho cảm giác di trackpoit thật hơn, dễ dàng hơn. Không bị khó như một số con máy mình từng gặp ở một số con máy như X240, X250... Vì sợ bị chạm vào màn hình mà Lenovo đã cho thấp xuống, làm di rất nặng và khó.
Màn hình, loa
Màn hình trên ThinkPad P50 có nhiều tùy chọn khác nhau từ Full HD 1920x1080 đến 4K 3840 x 2160. Ở đây theo mình, mình hài lòng với độ phân giải Full HD trên màn hình rộng 15,6" chạy Windows. Bởi Windows vẫn chưa tối ưu được các độ phân giải quá cao. Nên nhiều khi nếu mật độ điểm ảnh quá lớn sẽ làm các chi tiết bị mờ hoặc hiển thị bị lệch.
Về màu sắc hiển thị, màn hình Full HD với tấm nền IPS được trang bị sẵn có góc nhìn tốt ở 160°, dải màu hiển thị đạt 45% Gamut, tỷ lệ độ tương phản 600:1 - Bản này mình đang có, màu sắc thực tế ở mức tốt, không quá rực rỡ. Mang cảm giác gam màu trung tính.
Ở tùy ĐPG 4K (3840x2160) IPS Cho độ sáng tối đa 300 nits, 100% gamut, góc nhìn 178°
P50 mình đang có cũng có tùy chọn sensor - Pantone giúp cân chỉnh độ màu sắc, cải thiện độ chính xác màu sắc hiển thị trên màn hình.
(Ngoài ra còn tùy chọn màn hình cảm ứng đa điểm 10 ngón, nhưng mình không đề cập ở đây)
Loa trên P50 được bố trí ngay phía trên bàn phím, kéo dài theo chiều ngang. Thiết kế này khá tương tự với Precision M4700, M4800... của Dell, khiến cho phần này đỡ bị trống và âm thanh phát ra trực diện người dùng hơn. Âm thanh thực tế trên P50 to, rõ ràng, chơi game đáp ứng khá. Âm có nhiều tiếng chess, ít bass. Nói chung, so với đời trước thì loa trên P50 ngon hơn.
Nhiệt độ
Nhiệt độ ngoài trời khi test là 28°C.
Nhiệt độ card đồ họa mình sử dụng FurMark khoảng 15" thì nhiệt độ báo là 58°C - rất mát mẻ.
Nhiệt độ CPU khi sử dụng Intel burn test cài đặt Maximum nhiệt độ cao nhất khoảng 80°C - cũng là rất mát mẻ với 1 CPU 4 nhân 8 luồng Xeon.
Nhiệt độ khi sử dụng máy bình thường là trên dưới 50°C.
ĐỒ HỌA
28 nm Nvidia Quadro M2000M là một mid-range DirectX 12 (FL 11_0) và card đồ họa OpenGL 4.5 tương thích với các máy trạm di động. Nó là GPU dựa trên Maxwell (thế hệ đầu tiên) được xây dựng trên chip GM07 với 640 lõi đổ bóng. Do đó, GPU tương tự như người tiêu dùng Nvidia GeForce GTX 960M hoặc 950M . Quadro M2000M được chế tạo cho thế hệ Intel Skylake và là sản phẩm kế thừa cho Quadro K2100M dựa trên Kepler . M2000M thường đi kèm với 4 GB GDDR5 VRAM tốc độ 1250 MHz (5000 MHz hiệu quả ở 80 GB / giây so với 48 GB / giây trên K2100M).
Dòng Quadro cung cấp trình điều khiển được chứng nhận được tối ưu hóa cho sự ổn định và hiệu suất trong các ứng dụng chuyên nghiệp như CAD hoặc DCC. Ví dụ, hiệu suất OpenGL sẽ tốt hơn đáng kể so với các card đồ họa GeForce có thông số kỹ thuật tương tự.
Hiệu suất
Vì tốc độ xung nhịp chính xác của M2000M vẫn chưa được biết đến, chúng tôi chỉ có thể suy đoán về hiệu suất của thẻ. Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng đó là một mô hình tầm trung từ dòng Quadro di động 2015 dựa trên cùng chip với GeForce GTX 960M hoặc 950M. Do đó, nó phải nhanh hơn Quadro K2100M cũ.
Sử dụng CUDA (Tính toán khả năng 5.0) hoặc OpenCL 1.2 , các lõi của Quadro M2000M có thể được sử dụng để tính toán chung.
Thời lượng pin
Mức tiêu thụ năng lượng của Quadro M2000M được đánh giá cho cùng mức TGP là 55 watt như K2100M, bao gồm cả các thành phần bo mạch và bộ nhớ. Do đó, thẻ phù hợp cho máy tính xách tay 15 inch và lớn hơn.